Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Sàn giao dịch kim loại lớn nhất thế giới tạm dừng chuyển kim loại của Nga sang Mỹ

Nhôm sẽ là mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức thuế phạt 200%, trong khi các kim loại khác bao gồm đồng và chì hiện sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu gấp đôi.

Sàn giao dịch kim loại lớn nhất thế giới tạm dừng chuyển kim loại của Nga sang Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sàn giao dịch Kim loại London (LME) mới đây đã ngừng nhập kim loại cơ bản của Nga vào kho của họ ở Mỹ trước khi kế hoạch áp thuế của Mỹ đối với kim loại Nga có hiệu lực từ ngày 10/3.

Theo đó, sau khi mức thuế có hiệu lực, nhôm của Nga sẽ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức thuế 200%. Thuế nhập khẩu đối với các kim loại khác gồm đồng và chì sẽ tăng gấp đôi lên 70% trong khi niken sẽ chịu mức thuế 35%. Chỉ có 400 tấn kim loại của Nga đã có trong các kho của Mỹ được đăng ký với LME trong thời gian thông báo, điều đó có nghĩa nó sẽ không còn khả dụng để thanh toán các hợp đồng tương lai của NASAAC.

Các biện pháp trừng phạt và thương mại mới nhất hiện áp dụng cho hơn 100 kim loại, khoáng sản và hóa chất của Nga. LME đã chịu áp lực rất lớn trong việc ngừng nhập nhôm của Nga trên tất cả mạng lưới kho hàng toàn cầu của mình nhưng cho đến nay họ vẫn không đồng tình với ý tưởng này.

Thuế quan đã dẫn đến sự chênh lệch trong thời gian dài, mức tiền chênh lệch trong 3 tháng tăng vọt lên 50,5 USD/tấn vào cuối tuần, mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, giá nhôm kỳ hạn 3 tháng của LME hầu như không bị ảnh hưởng, hiện đang giao dịch quanh mức 2.350 USD/tấn, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay trong phạm vi 2.250 - 2.680 USD/tấn.

Sàn giao dịch kim loại lớn nhất thế giới tạm dừng chuyển kim loại của Nga sang Mỹ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau lệnh cấm kim loại, chính phủ Mỹ đã đưa ra một tuyên bố cho rằng đây là các biện pháp cần thiết để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Nga.

Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, một bộ phận chuyên gia đã dự đoán rằng các biện pháp trừng phạt sẽ khiến nền kinh tế Nga suy giảm tới 15%. Tuy nhiên, những dự báo mới nhất của IMF cho thấy nền kinh tế Nga chỉ suy giảm hơn 2% vào năm 2022, với dự kiến mức tăng trưởng khiêm tốn ​​vào năm 2023. Một số lý do đã được đưa ra để giải thích tại sao nền kinh tế Nga đang phát triển tốt hơn nhiều so với dự kiến.

Trước hết, EU phần lớn kiềm chế không trừng phạt các mặt hàng năng lượng của Nga vào năm 2022 nhằm tránh ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của chính mình. Trong phần lớn thời gian của năm 2022, chỉ khoảng 8% giá trị xuất khẩu năng lượng của Nga bị cấm vận, hầu như tất cả đều do các nước thứ ba thực hiện. Thậm chí, giá năng lượng cùng doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt tăng mạnh đã dẫn đến doanh thu ngân sách chính phủ Nga tăng 45%.

Bên cạnh đó, Nga đã triển khai một chính sách kinh tế hiệu quả và thành công trong việc ngăn chặn nền kinh tế khỏi suy thoái. Bước đầu Nga giảm thuế, phúc lợi xã hội và trợ cấp cho các khoản vay tương đương 3% GDP, đồng thời tăng lương tối thiểu. Động thái này tương tự như sự hỗ trợ mà các nước EU cung cấp cho các gia đình và doanh nghiệp để giúp họ đối phó với giá năng lượng cao. Điển hình như Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đã từ bỏ kế hoạch áp thuế khí đốt đối với người tiêu dùng và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đặt ra một " lá chắn" trị giá 200 tỷ euro (194 tỷ USD) để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

Ngoài ra, Nga cũng tăng tiêu dùng của chính phủ như một cách để bù đắp cho sự sụt giảm lớn trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp bằng một số biện pháp giúp ổn định tỷ giá hối đoái và cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng...

Tuy nhiên, mọi thứ chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn đối với Nga với các lệnh trừng phạt của EU, nghĩa là 40% giá trị xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ bị trừng phạt trong tương lai. Mặc dù EU vẫn chưa trừng phạt khí đốt của Nga, nhưng số lượng mà khối này nhập khẩu từ Nga qua đường ống đã giảm xuống mức nhỏ giọt mặc dù khối này đang nhập khẩu LNG của Nga.

Trong vài tuần đầu tiên của năm 2023, nhập khẩu năng lượng của EU từ Nga đã giảm 80%, tình hình trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc và Ấn Độ không thể bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt. Hơn nữa, với hơn 80% các công ty đa quốc gia của Mỹ và EU đã rời bỏ hoặc đình chỉ hoạt động ở Nga, việc các ngành công nghiệp và nền kinh tế Nga bắt đầu cảm thấy nóng lên chỉ còn là vấn đề thời gian.