Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Nằm bên kia sông Đuống, hãng xe máy điện này có tới 80% 'chất Việt Nam': Đi ngàn cây số không cần chờ sạc

Đây cũng là start-up xe máy điện đầu tiên và duy nhất trong khu vực Đông Nam Á nhận được đầu tư của ADB.

Chiều ngày 12/3 vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB), ông Masatsugu Asakawa, đã tới thăm nhà máy xe máy điện của Selex Motors tại Yên Viên, Hà Nội. Chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa ADB và Việt Nam.

Xóa bỏ khái niệm "quãng đường tối đa" với xe máy điện

Tại nhà máy, CEO Selex, ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, đã giới thiệu với đoàn làm việc của ADB về quá trình phát triển, dây chuyền sản xuất, công nghệ hệ sinh thái xe máy điện Selex. Cũng trong chuyến thăm nhà máy, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á cùng một số thành viên trong đoàn đã trải nghiệm mẫu xe máy điện do Selex phát triển.

Nằm bên kia sông Đuống, hãng xe máy điện này có tới 80% 'chất Việt Nam': Đi ngàn cây số không cần chờ sạc- Ảnh 1.

CEO Selex Motors Nguyễn Hữu Phước Nguyên (đeo kính) giới thiệu nhà máy cho Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa. Ảnh: Hồ Minh Đức

Selex cho biết rằng hãng là start-up xe máy điện đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á được Ngân hàng Phát triển Châu Á đầu tư thông qua quỹ ADB Ventures. 

Theo giải thích của hãng, Selex Motors thu hút được các quỹ đầu tư và nhận được sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân uy tín trên thế giới do đã khởi nghiệp trong lĩnh vực khó, quan trọng, nhưng tự làm chủ được công nghệ, chuỗi cung ứng và có tiềm năng phát triển lớn.

Thực tế, Selex là nhà sản xuất duy nhất của Việt Nam bán đại trà xe máy điện chuyên dụng cho ngành giao vận - mẫu Selex Camel. Mẫu xe máy này có thể tháo rời yên sau để chở hàng, hoặc thậm chí lắp thùng chứa đồ chuyên dụng.

Nằm bên kia sông Đuống, hãng xe máy điện này có tới 80% 'chất Việt Nam': Đi ngàn cây số không cần chờ sạc- Ảnh 2.

Selex là start-up xe máy điện đầu tiên và duy nhất ĐNA được Ngân hàng Phát triển Châu Á đầu tư qua ADB Ventures. Ảnh: Hồ Minh Đức

Bên cạnh đó, Selex cho rằng hãng đã có thể giải quyết triệt để vấn đề bất tiện trong nạp điện. Đó là bởi xe máy điện "bán tải" của Selex có thể đổi pin tại các trạm đổi pin mà hãng mô tả là "cây xăng thế hệ mới của xe điện".

Tại đây, người sử dụng có thể đổi lấy pin đã sạc đầy chỉ trong khoảng 2 phút thay vì chờ đợi tới 8 tiếng để sạc đầy pin. Cũng nhờ việc có thể đổi lấy pin đầy điện trong thời gian ngắn, Selex cho rằng hãng đã xoá bỏ được khái niệm "quãng đường tối đa".

Đặt trong tình huống thực tế, người sử dụng xe điện Selex có thể đi được cả nghìn kilômét mà không cần chờ sạc, bởi việc cần làm chỉ là tới trạm và đổi pin.

Nằm bên kia sông Đuống, hãng xe máy điện này có tới 80% 'chất Việt Nam': Đi ngàn cây số không cần chờ sạc- Ảnh 3.

Xe máy điện Selex Camel và trạm pin. Ảnh: Hồ Minh Đức

Theo Selex, hiện hãng có khoảng 100 trạm đổi pin trên khắp Việt Nam. Selex cũng đang cố gắng mở rộng trạm đổi pin của mình giúp việc sử dụng xe thuận tiện hơn.

80% thành phần của xe là "Made in Vietnam"

Trong thông báo gửi tới các đơn vị truyền thông, Selex còn cho biết rằng hãng "đã tự nghiên cứu, phát triển toàn bộ công nghệ lõi của xe điện, với 10 bằng sáng chế đã được đăng ký". Hiện, 80% thành phần trên xe của Selex được sản xuất ở trong nước - đây mức nội địa hóa được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Nằm bên kia sông Đuống, hãng xe máy điện này có tới 80% 'chất Việt Nam': Đi ngàn cây số không cần chờ sạc- Ảnh 4.

Selex sản xuất xe máy điện chuyên dụng cho ngành giao vận. Ảnh: Hồ Minh Đức

Chiến lược phát triển xe điện cho ngành giao vận được giới quan sát nhận định là phù hợp khi có thể giúp nhóm đối tượng di chuyển nhiều giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng xe do xe điện không yêu cầu nhiều để duy trì hoạt động.

Selex cũng cho biết rằng một nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme - UNDP) cho thấy giải pháp của Selex giúp các tài xế dịch vụ tăng thu nhập bình quân 34%.