Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè

Dù ban hành văn bản không cho phép, nhưng Chủ tịch xã Xuân Thọ lại đồng ý cho cá nhân chuyển lượng lớn đất phát sinh trong quá trình chuyển đổi đất lúa đi đắp đường, san lấp mặt bằng xung quanh hồ Cầu Bè khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Thiếu hiểu biết hay "bật đèn xanh"?

Ngày 2/12, Người Đưa Tin có bài viết: “Thuê hồ thủy lợi 4,6ha để nuôi cá rồi cải tạo theo hướng khu sinh thái”. Nội dung bài phản ánh, ngày 30/1/2023, ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ký hợp đồng số 02/HĐ cho bà Nguyễn Thị Hải về việc thuê đất mặt nước hồ Cầu Bè, tại thôn 5 để nuôi cá.

Xã Xuân Thọ cho bà Hải thuê diện tích mặt nước 46.607m2 (4,6ha) trong thời hạn 4 năm (kể từ ngày 30/1/2023) để nuôi cá. Số tiền thuê đất mặt nước chuyên dùng là 83 triệu đồng/ năm.

Bà Hải hiện thường trú tại tỉnh Đồng Nai và tạm trú tại thôn 5, xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn.

Nội dung hợp đồng quy định, xã Xuân Thọ cho bà Hải thuê 4,6ha đất mặt nước chuyên dùng hồ thủy lợi Cầu Bè để nuôi cá, cải tạo lòng hồ, xây bờ kè, đường đi xung quanh, tạo cảnh quan.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè

Một góc hồ thủy lợi Cầu Bè nhìn từ trên cao.

Hết thời hạn hợp đồng, nếu xã Xuân Thọ không cho bà Hải tiếp tục thuê hồ Cầu bè thì địa phương này sẽ phải bồi thường số tiền mà bà này đã bỏ ra làm bờ kè xung quanh hồ. Khối lượng và số tiền bà Hải bỏ ra làm bờ kè sẽ được UBND xã Xuân Thọ và bên thuê thống nhất bằng văn bản làm cơ sở cho việc bồi thường sau này.

Hồ Cầu Bè là hồ thủy lợi hiện đang tưới cho 30ha lúa tại các xứ đồng của địa phương.

Theo ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, “dự án” cải tạo, nạo vét, nâng cấp hồ thủy lợi Cầu Bè có mức đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Khoảng 1ha đất ở và đất vườn của các hộ dân xung quanh hồ Cầu Bè đã được bà Hải và một số cá nhân mua lại.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 2).

Đất phát sinh từ "dự án" chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Trương Sỹ Dũng mang sang san lấp mặt bằng xung quanh hồ Cầu Bè.

Ông Hoan cho hay, bà Hải tự bỏ tiền đầu tư làm “xã hội hóa” và địa phương thiếu hiểu biết nên đã để cho người thuê tự tổ chức nạo vét, nâng cấp hồ thủy lợi Cầu Bè khi chưa có sự thẩm định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thiếu sót.

Chỉ đạo “tiền hậu bất nhất” của Chủ tịch xã

Quá trình xác minh làm rõ sự việc, PV tiếp tục nhận được phản ánh của người dân địa phương, một lượng lớn đất đắp (khoảng hàng nghìn m3) phát sinh từ việc hạ thấp độ cao, đào ao thả cá của “dự án” chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Trương Sỹ Dũng, tại thôn 5, xã Xuân Thọ được bà Hải vận chuyển về san lấp đường đi, mặt bằng xung quanh hồ Cầu Bè. Hai "dự án" này cách nhau không xa, khoảng 500m theo đường chim bay.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 3).

"Dự án"  chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Trương Sỹ Dũng nằm cách không xa hồ Cầu Bè.

Thời điểm PV có mặt, tại “dự án” chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Trương Sỹ Dũng đang có 2 chiếc máy múc tiến hành đào ao, hạ thấp độ cao mặt ruộng. Đất phát sinh được các xe Howo chở tới san lấp tại hồ thủy lợi Cầu Bè. Các xe ben trọng tải lớn chở đất không phủ bạt, chạy trong các con đường liên thôn, đất rơi vãi ra đường gây ô nhiễm môi trường.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 4).

Máy múc đang đào hạ thấp độ cao đất ruộng.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 5). Đất phát sinh từ "dự án" chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Trương Sỹ Dũng được múc lên các xe ben chở ra ngoài.

Ông Trương Sỹ Dũng cho biết, ông nhận chuyển nhượng đất trồng lúa của hàng chục hộ dân tại địa phương để xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Việc chuyển đổi này đã được UBND xã Xuân Thọ chấp thuận. Đất thừa trong quá trình đào ao chuyển đổi đã được xã Xuân Thọ cho phép (bằng miệng, không có văn bản) vận chuyển tới san lấp tại hồ Cầu Bè.

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ cho biết, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của ông Dũng đã được xã chấp thuận. Dự án có quy mô 7,9ha, có vị trí tại khu vực Vũng Trối, Mã Sai, Đồng Nẫn, Thắng Đường, Ô Gà, thuộc thôn 5.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 6).
Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 7).

Xe Howo chở đất từ "dự án" của ông Dũng không phủ bạt chạy trên đường.

Theo hồ sơ PV có được, ngày 18/1/2023, ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ có Thông báo số 15/TB-UBND về việc Chấp thuận chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa đối với hộ gia đình ông Trương Sỹ Dũng.

Thông báo này, UBND xã Xuân Thọ yêu cầu: “Gia đình ông Trương Sỹ Dũng không được phép múc đất vận chuyển đi nơi khác, không làm ảnh hưởng đến công trình phúc lợi của địa phương, không được làm ảnh hưởng đến các hộ bên cạnh, không xây dựng, dựng lều, lán trại trên diện tích đất chuyển đổi”. Dù thông báo của UBND xã Xuân Thọ không cho phép hộ ông Dũng múc đất vận chuyển ra ngoài, nhưng thực tế một lượng lớn đất đã được chở sang san lấp tại hồ thủy lợi Cầu Bè.

Dân sinh - Thanh Hóa: Chỉ đạo không thống nhất của Chủ tịch xã trong vụ Hồ Cầu Bè (Hình 8).

Một chiếc xe khác chở đất từ "dự án" của ông Trương Sỹ Dũng qua san lấp mặt bằng tại hồ Cầu Bè.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ thừa nhận, do bà Hải có một số đóng góp cho địa phương, chính quyền thiếu hiểu biết quy định của pháp luật nên ông đã “linh động” đồng ý cho bà này được sử dụng đất từ “dự án” của ông Dũng vận chuyển tới san lấp tại hồ Cầu Bè. Việc xã Xuân Thọ không báo cáo cấp có thẩm quyền đã cho tận dụng đất để san lấp là sai.

Ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết, Huyện sẽ giao cho các phòng chức năng làm việc với xã, kiểm tra cụ thể để đưa ra hướng xử lý.