Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Tầm nhìn cực đỉnh của ông Phạm Nhật Vượng: đến "ông trùm" dầu khí lớn thứ 2 thế giới cũng chuẩn bị đóng bớt trạm xăng để mở thêm trạm sạc

Nhiều công ty hàng đầu thế giới liên tục đầu tư vào việc mở rộng trạm sạc xe điện.

Tầm nhìn cực đỉnh của ông Phạm Nhật Vượng: đến

Theo Carscoops, nhằm đáp ứng xu hướng điện hóa, Shell - công ty dầu khí lớn thứ hai thế giới dự định sẽ bỏ 1.000 điểm bán xăng dầu để xây trạm sạc công cộng.

Hiện "ông trùm" dầu khí nước Anh đang quản lý hơn 46.000 điểm bán lẻ trên toàn cầu, phần lớn là các trạm xăng.

Họ đang có kế hoạch sẽ đóng cửa khoảng 1.000 trạm vào cuối năm 2025, chiếm gần 3% tổng số điểm bán lẻ. Tuy nhiên, công ty chưa công bố cụ thể những trạm xăng nào sẽ bị ảnh hưởng.

Mặc dù số lượng không đáng kể, nhưng công ty có trụ sở tại London (Anh) cho rằng quyết định này sẽ thúc đẩy việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với các trạm sạc xe điện.

Bên cạnh đó, gã khổng lồ dầu khí cũng đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới trạm sạc xe điện của mình. Dự kiến, số điểm sạc sẽ tăng từ 54.000 vào năm 2023 lên 70.000 vào năm 2025, và đặt mục tiêu đạt 200.000 điểm sạc trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này.

Tầm nhìn cực đỉnh của ông Phạm Nhật Vượng: đến

Kế hoạch mở rộng trạm sạc của Shell.

Shell dự đoán rằng nhu cầu sử dụng các trạm sạc công cộng sẽ lớn hơn nhiều so với việc sạc xe điện tại nhà. Với lợi thế từ mạng lưới trạm xăng hiện có, Shell kỳ vọng sẽ phát triển thành nhà cung cấp trạm sạc điện hàng đầu toàn cầu, bổ sung các dịch vụ như cà phê, thực phẩm và mặt hàng tiện lợi.

Công ty cho biết, tỷ lệ ô tô điện trong tổng doanh số ô tô mới đã tăng từ dưới 3% vào năm 2018 lên 18% vào năm 2023; trong đó, tăng trưởng nhanh nhất là ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cũng đang là thị trường chiếm phần lớn mạng lưới trạm sạc của Shell, tiếp theo là châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia châu Á khác (không kể Trung Quốc).

Hiện ở Mỹ, Shell chỉ điều hành hơn 3.700 trạm sạc. Trong khi đó, Tesla cung cấp khoảng 6.000 trạm sạc với hơn 15.000 đầu sạc nhanh DC và hàng nghìn đầu sạc Level 2.

Shell giải thích rằng mối quan tâm đặc biệt đối với Trung Quốc bởi quốc gia này có nhiều mẫu xe điện với giá dưới 40.000 USD, trong khi tại các thị trường khác, xe điện thường có giá cao hơn và không được hưởng trợ cấp từ chính phủ.

Mặc dù tập trung vào trạm sạc xe điện, Shell vẫn ủng hộ động cơ đốt trong bằng cách cung cấp nhiên liệu điện tử, nhiên liệu sinh học từ thực vật và dự định nhiên liệu dựa trên hydro trong tương lai.

Shell cũng đã điều chỉnh mục tiêu giảm phát thải carbon của mình xuống thấp hơn so với dự kiến ban đầu, nhưng vẫn cam kết đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Có thể thấy, việc đầu tư vào trạm sạc đang là xu hướng hàng đầu hiện nay trên thế giới. Tại Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast, mới đây đã công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN. V-GREEN hướng đến mục tiêu phủ trạm sạc trên khắp đất nước và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển hạ tầng trạm sạc cho xe điện.

Tham khảo: Carscoops