Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Thị trường trà sữa Việt nườm nượp kẻ đến người đi: Người trong cuộc nói gì về tính “đào thải” trong miếng bánh 360 triệu USD?

Đầu tháng 3 vừa qua thương hiệu trà sữa Chatramue của Thái Lan đã có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Chatramue là thương hiệu rất phổ biến ở Thái Lan.

Báo cáo thực hiện mới đây bởi Momentum Works, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.

Điều này lý giải đến hiện tại vẫn rất nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường trà sữa Việt. Mới nhất, đầu tháng 3 vừa qua thương hiệu trà sữa Chatramue của Thái Lan đã có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng thứ hai của ChaTraMue tại Việt Nam, sau khi doanh nghiệp này gia nhập thị trường Tp.HCM vào tháng 6 năm ngoái.

Chatramue là thương hiệu rất phổ biến ở Thái Lan. Hiện, Chatramue đang có hơn 100 cửa hàng trà sữa tại nước sở lại. Còn tại các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, thương hiệu này có hơn 40 cửa hàng.

Trước đó, Mixue – thương hiệu trà sữa giá rẻ đến từ Trung Quốc – cũng ngốn nhiều giấy mực của báo giới khi nhanh chóng phủ sóng các tỉnh thành Việt Nam. Tương tự tại Trung Quốc, Mixue gia nhập Việt Nam cũng với phong cách sản phẩm rẻ, đơn giản, tiện lợi mang đi lên xe bus, tàu điện, đi bộ.

Và loạt các thương hiệu khác đã đang khai thác thị trường như Gong Cha, KOI, Phê La, Toco Toco, Xing Fu Tang, The Alley. Thoạt nhìn, ngành trà sữa có vẻ đào thải rất nhanh, khi nhiều "tay chơi" từng tăng tốc mở cửa hàng nay lần lượt đóng cửa, nhường chỗ cho tên tuổi mới…

Dưới góc nhìn người trong cuộc, đại diện thương hiệu Gong Cha cho biết thực chất việc "đào thải" ở đây là kết quả của việc thương hiệu đó có đảm bảo hoặc thỏa mãn được những yêu cầu tối thiểu của người tiêu dùng hay không. Ngay cả đối với những thương hiệu to lớn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đều cũng phải luôn xem xét lại mọi tiêu chí đánh giá của khách hàng để khách hàng yên tâm và quay lại sử dụng dịch vụ của mình.

"Việt Nam chúng ta đang có một số lượng lớn đa dạng hóa các sản phẩm với các thương hiệu liên quan đến trà. Chính vì thế, sự cạnh tranh trong việc kinh doanh các sản phẩm từ trà và trà sữa ngày càng trở nên khó khăn với sự cạnh tranh vô cùng to lớn.

Mặt khác, ngày nay người tiêu dùng luôn cẩn trọng với các lựa chọn cho chính bản thân, bạn bè và người thân của mình. Một thương hiệu trà sữa không những phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cửa hàng nằm ở vị trí thuận lợi cho việc đi lại, sản phẩm phải đa dạng, giá cả phải hợp lý vừa tùi tiền và nhất là phải đảm bảo được sự cân bằng cho sức khỏe của người tiêu dùng", vị này nói thêm.

Thị trường trà sữa Việt nườm nượp kẻ đến người đi: Người trong cuộc nói gì về tính “đào thải” trong miếng bánh 360 triệu USD?- Ảnh 1.

Liên quan đến các xu hướng ăn vặt chóng đến chóng đi như trà chanh giã tay, trà sữa nướng Vân Nam… phía Gong Cha cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đến các thương hiệu F&B hiện tại nói chung và trà sữa nói riêng.

Theo vị này, trong bối cảnh hiện nay, các sản phẩm "trend" đều là những tài sản quý giá, những công sức bỏ ra của các thương hiệu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển, nên nhìn chung mỗi sản phẩm đều mang đậm 1 nét văn hóa riêng địa phương, sự sáng tạo của tác giả sản phẩm đó, người tiêu dùng có tiếp nhận và cảm thấy hài lòng với các sản phẩm "trend" đó hay không còn tùy thuộc vào thời gian và sự trải nghiệm của chính bản thân họ. và Gong Cha vẫn phải học hỏi rất nhiều từ chính những sản phẩm này, tìm tòi và nghiên cứu để có thể mang lại những phát triển mới mẻ.

Mặt khác, tại Việt Nam vẫn còn nhiều khách hàng chọn lựa những thương hiệu khác, giá thành có thể cao hơn nhưng bù lại cho họ những thứ khác như: không gian, chủng loại sản phẩm thức uống đa dạng hơn, phù hợp cho một buổi hẹn hò, làm việc, biếu tặng. Khi đây ly trà sữa không chỉ đơn thuần là một ly trà sữa nữa mà là một thức uống kết nối, một không gian của sự giao tiếp.

Chia sẻ về tình hình kinh doanh năm qua, theo Gong Cha 2023 là một năm thật sự khó khăn với ngành F&B do khách hàng thắc chặt chi tiêu từ những ảnh hưởng vĩ mô khác của nền kinh tế. Doanh số Công ty chỉ tăng nhẹ không đáng kể so với năm 2022, Công ty vẫn duy trì đủ 40 cửa hàng và liên tục đầu tư cải tạo, sửa chữa mới để tăng cường trải nghiệm, phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Trong năm 2024 này, Gong Cha cho biết vẫn ưu tiên hàng đầu về việc cải tạo làm mới các cửa hàng đã xuống cấp, nâng cao tác phong và tốc độ phục vụ. Mới đây, Gong Cha Việt Nam vinh dự đạt được giải thưởng cao từ Gong Cha Global trong việc đánh giá về sự hài lòng của người tiêu dùng. Đây là một giải của tập đoàn dự trên các tiêu chí đánh giá khác nhau, thực hiện trên 34 quốc gia khu vực và hơn 2.000 cửa hàng trên thế giới.

"Do đó, năm nay cũng là năm chúng tôi sẽ xem xét, nghiên cứu thêm về những thành phố, quận huyện mới để có thể phát triển thêm nhiều cửa hàng để mang lại sự tiện lợi khi sử dụng sản phẩm Gong Cha tại Việt Nam", đại diện cho biết thêm.